Thị Trường Bò Đã Trở Lại: Tăng Vọt Với Thỏa Thuận Thương Mại Mỹ-Trung 

2025-05-15 | Mô Hình Chữ V , thị trường chứng khoán , Thông Tin Hàng Tuần , Thuế Quan Từ Trump

Một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn vừa diễn ra, và phố Wall thì đang hò reo trong niềm hân hoan tột cùng. 

Chuỗi sự kiện bắt đầu khi hai cường quốc Mỹ-Trung bước đầu đạt được thỏa thuận thương mại song phương. Cụ thể, thỏa thuận này đã giúp gỡ bỏ thuế quan, góp phần xoa dịu căng thẳng giữa đôi bên và thúc đẩy sự tăng giá của các tài sản rủi ro. Lúc này, thị trường chứng khoán toàn cầu đã phản ứng bằng sắc xanh mà gần như mọi nhà đầu tư đều mong muốn. Riêng chỉ số S&P 500 đã tăng gần 4% vào tuần trước, và con số đó thậm chí là cao hơn đối với Nasdaq. Tại châu Á và châu Âu, không nằm ngoài xu hướng, các chỉ số cũng đều vụt tăng lần lượt.  

Tuy nhiên, đây lại là kiểu tăng giá khiến phe “gấu” phải định hình lại mọi thứ.  

Vậy, đâu là nguyên nhân đằng sau sự thay đổi đột ngột này? Liệu đây có phải là khởi đầu của sự phục hồi hình chữ V mà thị trường đã mong đợi từ lâu? Hay tất cả chỉ là một biến động nhất thời trong môi trường vĩ mô với quá nhiều bất ổn như hiện tại? 

Thỏa Thuận Thương Mại Mỹ-Trung Kích Hoạt Mô Hình Chữ V 

Ngay tại thời điểm này, mô hình phục hồi chữ V có thể là “cứu cánh” cho sự hồi phục của thị trường. Theo đó, diễn biến sẽ rất nhanh chóng, rõ nét và “càn quét” sạch sẽ: sụp đổ, sau đó lại bùng nổ. Không đâu xa, hãy thử nhớ đến trường hợp COVID-19 vào năm 2020, hoặc hậu quả của Brexit, hoặc năm 1987 – khi nỗi sợ hãi lên đến đỉnh điểm và thị trường trở lại với màn bật tăng đầy mạnh mẽ. 

Và với sự tăng trưởng lúc này, thì có vẻ như, thị trường lại đi theo mô hình quen thuộc đó.  

Trong lịch sử, chỉ số S&P 500 đã có vài lần phục hồi với mô hình chữ V đáng kinh ngạc. Trong đợt sụp đổ do COVID năm 2020, chỉ số này đã giảm hơn 30%, sau đó tăng vọt lên 70% trong thời gian ngắn kỷ lục. Vào năm 2009 – sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một đợt phục hồi tương tự cũng đã diễn ra với mức tăng 65%. Ngay cả vụ sụp đổ thị trường đầy tàn khốc năm 1987 cũng nhanh chóng chứng kiến mức tăng vọt theo sau là 57%. 

Nếu dựa trên biểu đồ các đợt phục hồi của chỉ số S&P trong lịch sử, thì trung bình mỗi đợt phục hồi hình chữ V sẽ tạo ra mức tăng trưởng tương đương 48.3% ngay sau khi thị trường chìm sâu trong đà giảm mạnh.  

Giờ đây, với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung vừa diễn ra, thị trường đã tìm ra được một “chất xúc tác” tuyệt vời. Khi mà thị trường đã suy giảm, thì đợt phục hồi trong tuần này có lẽ chỉ là khởi đầu cho đà tăng trong thời gian tới. 

Trump & “Nghệ Thuật Đàm Phán” Đặc Biệt 

Bạn có thể gọi phong cách đàm phán của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cái tên nào cũng được: dẫu là cờ vua, chiến lược 5D, hoặc thậm chí là “trò hề chính trị”. Nhưng bạn không thể phủ nhận rằng, phong cách này đã mang đến cho ông một ưu thế rõ rệt vào mới đây. 

Sau cuộc chiến thuế quan trả đũa kéo dài, với những tuyên bố căng thẳng và bất ổn gia tăng trên diện rộng, thì hai siêu cường kinh tế đã nhất trí về khuôn khổ xóa bỏ một số rào cản thương mại, đồng thời mở ra cơ hội cho các ngành như công nghệ, sản xuất và nông nghiệp. 

Mặc dù những người theo phe chỉ trích đã đánh giá chiến thuật của ông là liều lĩnh, nhưng động thái mới nhất của Trump vẫn lặp lại những gì ông từng tuyên bố trong cuốn sách của mình: “Thỏa thuận đã được ký kết trước khi chúng thực sự được ký kết“. 

Theo đó, Trump đã tiến hành gây áp lực, giữ vững lập trường và rồi ngay lúc này, cả hai quốc gia đều giành được những nhượng bộ có lợi cho nền kinh tế trong nước. Thật khó để không coi đây là vở kịch “Nghệ Thuật Đàm Phán” trong đời thực, vốn hay được nhắc đến nhiều trong sách giáo khoa. 

Tác Động Đối Với Các Nhà Giao Dịch Ngay Lúc Này 

Với các nhà đầu tư và nhà giao dịch, đây không chỉ là một nguồn tin tốt, mà nó còn có thể là chất xúc tác tuyệt vời. Sau đây là nguyên nhân: 

  • Bất Ổn Toàn Cầu Dần Suy Giảm: Sự giảm sút căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm giảm đi đáng kể rủi ro đuôi trên khắp các thị trường. Điều này có nghĩa rằng nhà đầu tư sẽ sở hữu niềm tin và tâm lý tốt hơn, từ đó, có khả năng định vị các rủi ro cao hơn. 
  • Sức Mạnh Trong Chu Kỳ: Vật liệu, công nghiệp và cổ phiếu năng lượng đang phục hồi với kỳ vọng về sự phục hồi về khối lượng giao dịch. 
  • Mức Phá Vỡ Đang Được Thử Nghiệm: Chỉ số S&P 500 đã vượt qua đường trung bình động trong 200 ngày. Nếu giữ trên vùng này, thì chặng tiếp theo có thể đẩy chỉ số này lên mức cao nhất mọi thời đại. 

Vòng Xoay Của Các Lĩnh Vực: Những Điều Cần Lưu Ý 

Trong khi công nghệ tiếp tục thống trị các tít báo, thì chớ nên bỏ qua các lĩnh vực bị tụt lại trong thời kỳ chiến tranh thương mại. Các công ty bán dẫn (xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc), cổ phiếu máy móc hạng nặng và các công ty hàng tiêu dùng đa quốc gia đều đang chứng kiến sự đổ vào của dòng vốn mới. 

Như vậy, thỏa thuận thương mại lần này đã đảo ngược kịch bản vốn có khả năng xảy ra đối với những thương hiệu tăng trưởng được quan tâm trên toàn cầu. Nếu mô hình nến follow-through vẫn tiếp diễn, thì các lĩnh vực trên đây có thể hoạt động với hiệu suất tốt hơn nữa trong chu kỳ tiếp theo. 

Tâm Lý Nhà Đầu Tư Đã Thay Đổi 

Chỉ Số Sợ Hãi & Tham Lam, đã chuyển từ trạng thái “Sợ Hãi Cực Độ” sang “Tham Lam” chỉ trong vòng vài tuần. Dòng quyền chọn thì đang có xu hướng tăng giá trở lại. Ngay cả các nhà quản lý quỹ, trước đây vốn trong tâm thế phòng thủ, thì hiện đang quay trở lại với cổ phiếu. 

Có thể nói, đây không chỉ là hành động giá, mà là sự thay đổi tâm lý. Nói cách khác, đây chính là một bước ngoặt tâm lý để chúng ta biết rằng các nhà giao dịch không chỉ phản ứng đơn thuần, mà họ còn có khả năng định vị xu thế và các động thái tiếp theo. 

Nhưng Đừng Hành Động Quá Vội Vàng Lúc Này 

Dễ dàng nhận thấy, đợt tăng giá hiện nay đang vô cùng mạnh mẽ. Tuy đây là một nguồn tin tốt, nhưng hãy nhớ rằng, thị trường vốn dĩ không phải là một đường thẳng. 

Trước hết, nhà đầu tư vẫn cần chú ý những điểm sau:  

  • Mùa Báo Cáo Thu Nhập Sắp Tới: Kết quả quý 2 sẽ bật mí cách thức điều hướng lạm phát và tăng trưởng  của các công ty. 
  • Lạm Phát Vẫn Chưa Biến Mất: Mặc dù việc nới lỏng căng thẳng thương mại có lợi cho nền kinh tế, nhưng giá cả vẫn sẽ ở mức cao đối với nhà ở và dịch vụ. 
  • Nền Kinh Tế Trung Quốc Vẫn Còn Mong Manh: Thỏa thuận này có thể ổn định tâm lý, nhưng nên nhớ rằng, quá trình phục hồi của Trung Quốc sau COVID vẫn chưa thực sự ổn định. 

Vì vậy, hãy luôn giữ vững sự tỉnh táo trong thời gian này. Tăng giá không đồng nghĩa với việc đà tăng này có thể ở lại mãi. 

Lịch Sử Từng Ưa Chuộng Các Thỏa Thuận Có Lợi 

Trong lịch sử, những đột phá trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung đã thúc đẩy cho thị trường tăng mạnh. Thỏa thuận giai đoạn Một năm 2019 đã khởi động một đợt tăng giá kéo dài trong nhiều tháng. Trở về trước đó, thì việc gia nhập WTO trong năm 2001 đã giúp khởi động một đợt bùng nổ hàng hóa trên quy mô toàn cầu. 

Nếu thỏa thuận hiện tại này dẫn đến sự hợp tác bền vững, thì chúng ta có thể sắp chứng kiến sự khởi đầu của một chu kỳ tăng giá tiếp theo kéo dài trong nhiều tháng. 

Và với các nhà giao dịch nhận thức được điều này, họ có thể sẽ làm chủ mô hình chữ V trong chặng đường sắp tới.  

Những Điểm Cần Nắm 

Đây không chỉ là một sự phục hồi đơn thuần, mà đó là một sự thay đổi động lực tích cực. 

Thị trường thì luôn yêu thích sự rõ ràng, và thỏa thuận thương mại này đã đem đến cho thị trường cái mà nó muốn. Song song đó, với sự lạc quan hơn từ nhà đầu tư, sự rõ nét hơn của bức tranh kỹ thuật, cùng sự tham gia mạnh mẽ hơn của nhiều lĩnh vực, thì phe mua cuối cùng cũng có được cơ hội hiếm hoi để “xuất trận”. 

Đặc biệt, tất cả đều xảy ra trong một thời điểm không thể nào lý tưởng hơn. 

Chính vì thế, dẫu bạn có muốn mua vốn chủ sở hữu, giao dịch với mức phá vỡ trong ngắn hạn, hoặc đơn giản là tìm kiếm một sự xác nhận mang tầm vĩ mô, thì thông điệp đã quá rõ ràng: thỏa thuận này có tầm ảnh hưởng thực tế. 

Vậy nên, hãy tập trung vào mục tiêu và sẵn sàng cho mọi kịch bản. 

Chặng đua tiếp theo có thể chỉ mới bắt đầu. 

Còn bạn thì sao? Hãy click vào đây để bắt đầu hành trình giao dịch từ hôm nay! 


Tuyên Bố Rủi Ro      

Chứng Khoán, Hợp Đồng Tương Lai, CFDs và những sản phẩm tài chính khác tiềm ẩn rủi ro cao bởi sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn.      

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây.      

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm      

Thông tin được hiển thị trong blog này chỉ nhằm mục đích tham khảo, không phải là tư vấn đầu tư, khuyến nghị, ưu đãi hoặc lời mời chào mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin trên không xem xét bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình trạng tài chính cụ thể nào của người đọc. Các tham chiếu hiệu suất trong quá khứ không phải là chỉ số đáng tin cậy về hiệu suất của sản phẩm tương ứng trong tương lai. Doo Prime và các chi nhánh liên quan không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin, và không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin, hoặc từ các khoản đầu tư nào được thực hiện dựa trên thông tin đó.   

Phân TíchIconBrandElement

article-thumbnail

2025-05-15 | Phân Tích

Thị Trường Bò Đã Trở Lại: Tăng Vọt Với Thỏa Thuận Thương Mại Mỹ-Trung 

Với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung vừa đạt được, liệu thị trường sẽ giữ vững mức tăng hay đây chỉ là phản ứng nhất thời?

article-thumbnail

2025-05-12 | Phân Tích

Thuế Quan Làm Tan Vỡ Phép Màu Của Met Gala: Liệu Thời Trang Cao Cấp Có Trụ Vững? 

Thời trang cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề trước các tác động về thuế quan từ Trump. Điều gì sẽ đón đợi ngành hàng này và các nhà đầu tư ngay trước mắt?

article-thumbnail

2025-05-06 | Phân Tích

Nhiệm Kỳ 100 Ngày Đầu Tiên Của Trump: Tác Động Của Thuế Quan Lên Lạm Phát & Tăng Trưởng 

Nhiệm kỳ 100 ngày đầu của Trump được thể hiện qua tác động của thuế quan lên mức tăng lạm phát, sự khủng hoảng về niềm tin của các CEO, cùng nỗi lo ngại về tình trạng suy thoái. Liệu tương lai của kinh tế thế giới sẽ về đâu?